23/8/16

on Leave a Comment

Download MUI language packs for Windows 10 build 14905 – direct links

Microsoft today released Windows 10 build 14905. Windows Insiders who are on the Fast Ring are getting it. Those who install this build from scratch, might find it useful to have ISO images of Windows 10 build 14905. In addition to ISO images, here is a set of direct links to MUI files (x86 and x64) for Windows 10 build 14905.

mui lip lp language pack logo banner
Downloading MUI language packs is useful for users who need to install them on multiple PCs. They will save their Internet bandwidth and time by not downloading them again on each PC. Instead, they can save the offline package and use it for future installs.

20/7/16

on Leave a Comment

Nên Shut Down, Sleep hay Hibernate laptop?

Các máy tính đều có 3 chế độ Seep, Hibernate, và Shut Down. Sleep cho phép bạn nhanh chóng sử dụng máy tính trở lại. Hibernate giống nhưng Shut Down, nhưng bạn có thể giữ nguyên trạng thái trước đó. Mỗi cách làm đều có ưu điểm và nhược điểm khác nhau.

Nên Shut Down, Sleep hay Hibernate laptop?

28/6/16

on Leave a Comment

bootcamp 6.0.6133

Hỗ trợ cài đặt windows trên máy Mac

Các tính năng mới của Boot Camp 6 trên Windows 10
- Hỗ trợ driver cho USB 3
- Hỗ trợ driver cho USB-C của MacBook (Retina, 12-inch, Early 2015)
- Hỗ trợ driver Thunderbolt mới.
- Hỗ trợ driver built-in SD or SDXC card slot
- Hỗ trợ driver built-in or USB Apple SuperDrive
- Hỗ trợ driver Apple keyboard, trackpad, mouse.
- Fix display scale 200% trên Retina.
- Thêm phần chỉnh đèn phím tự tắt khi không sử dụng.
- Cải thiện services liên quan đến Power manangement & Chipset driver không còn nóng máy và lỗi update.

Các dòng máy hỗ trợ

MacBook Pro

  • MacBook Pro (Retina, 15-inch, Mid 2015)
  • MacBook Pro (Retina, 13-inch, Early 2015)
  • MacBook Pro (Retina, 15-inch, Mid 2014)
  • MacBook Pro (Retina, 13-inch, Mid 2014)
  • MacBook Pro (Retina, 15-inch, Late 2013)
  • MacBook Pro (Retina, 13-inch, Late 2013)
  • MacBook Pro (Retina, 15-inch, Early 2013)
  • MacBook Pro (Retina, 13-inch, Early 2013)
  • MacBook Pro (Retina, 13-inch, Late 2012)
  • MacBook Pro (Retina, Mid 2012)
  • MacBook Pro (13-inch, Mid 2012)
  • MacBook Pro (15-inch, Mid 2012)
  • MacBook Air
  • MacBook Air (13-inch, Early 2015)
  • MacBook Air (11-inch, Early 2015)
  • MacBook Air (13-inch, Early 2014)
  • MacBook Air (11-inch, Early 2014)
  • MacBook Air (13-inch, Mid 2013)
  • MacBook Air (11-inch, Mid 2013)
  • MacBook Air (13-inch, Mid 2012)
  • MacBook Air (11-inch, Mid 2012)
  • MacBook
  • MacBook (Retina, 12-inch, Early 2016)
  • MacBook (Retina, 12-inch, Early 2015)
  • iMac
  • iMac (Retina 5K, 27-inch, Late 2015)
  • iMac (Retina 4K, 21.5-inch, Late 2015)
  • iMac (21.5-inch, Late 2015)
  • iMac (Retina 5k, 27-inch, Mid 2015)
  • iMac (Retina 5K, 27-inch, Late 2014)
  • iMac (21.5-inch, Mid 2014)
  • iMac (27-inch, Late 2013)
  • iMac (21.5-inch, Late 2013)
  • iMac (27-inch, Late 2012)
  • iMac (21.5-inch, Late 2012)
  • Mac mini
  • Mac mini (Late 2014)
  • Mac mini Server (Late 2012)
  • Mac mini (Late 2012)
  • Mac Pro
  • Mac Pro (Late 2013)

    27/6/16

    on Leave a Comment

    6 Tools To Take Ownership and Get Full Control Of Files and Folders

    Most Windows users would know that there are two main types of user account for individuals, a standard user account and an administrator account. A standard user account has some restrictions while an administrator should have pretty much complete control over the whole system. But Windows doesn’t work like that and there are additional levels of access and security that go over and above even what an administrator can do.

    For instance, TrustedInstaller is an account created by Windows that has exclusive control over a number of system files and folders. If TrustedInstaller, another group or user has been made owner of the object and granted full control over it while the administrator has not, the administrator cannot do anything without transferring control to the administrators group, whether the file is locked and in use or not. As you can see below, TrustedInstaller owns Notepad.exe so even an administrator cannot delete or move the file and will receive a “File Access Denied” error.

    notepad file permissions

    To give yourself full control over the file or folder and stop a potential “You need permission to perform this action” message you must first take ownership from the current owner and then give yourself permission to read, execute or modify it. Below are the default permissions for Notepad.exe, you’ll notice administrators are only allowed to read and execute the file while TrustedInstaller has full control.

    notepad security premissions

    There are several ways to take ownership and give yourself full control of files or folders and doing it manually via the Properties Security tab is a dozen or more steps which can be confusing and time consuming. An easier option is using something which can do the same but with just a few mouse clicks. Here we list 6 free tools that allow you to take ownership of folders and files and give you full control so they can be accessed or modified. All tools have been tested on Windows 7 and 10 and you will need administrator rights to use them.

    on 1 comment

    PM chấm công ZKTIME

    1. PHẦN MỀM CHẤM CÔNG ZKTIME 5.0

    2. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM CHẤM CÔNG ZKTIME 5.0

    on Leave a Comment

    Các loại form factor phổ biến của ổ SSD và những thứ anh em cần biết nếu cần mua hay nâng cấp

    Form factor là cụm từ dùng trong ngành máy tính để nói về kích thước, hình dáng của một thứ gì đó. Case máy tính cũng có form factor, mainboard cũng có, nguồn cũng có luôn, và SSD cũng không là ngoại lệ. Mời các bạn tìm hiểu kĩ hơn về form factor của SSD để lỡ có cần mua hay thay đổi thì biết rõ để đỡ mua nhầm tốn tiền mà không xài được.

    Ghi chú: form factor không phải là giao tiếp. Form factor chỉ là hình dáng bên ngoài của ổ SSD, còn giao tiếp thì vẫn dùng những thứ như SATA, PCIe hoặc USB. Giao tiếp là thứ quy định tốc độ, cách thức truyền dữ liệu và khả năng tương thích giữa SSD với CPU (hay nói rộng ra là với máy tính). Các form factor khác nhau có thể dùng các giao tiếp giống nhau.


    SSD 2,5" SATA

    Trước khi có SSD thì người ta toàn sử dụng HDD, tới giờ vẫn thế, vậy nên SSD cũng phải được làm theo hình dáng của HDD để người nào cần thay thế thì có thể dễ dàng tháo lắp, không phải đổi cả máy tính hay mainboard. Vậy nên, SSD cũng có loại 3,5" và 2,5", chúng cũng xài chung giao tiếp SATA với HDD luôn. Loại này hiện đang có bán khá nhiều trên thị trường, bạn có thể dễ dàng mua được ở bất kì cửa hàng tin học nào. Giá cả của chúng hiện tại cũng đã rất phải chăng với dung lượng hợp lý chứ không còn đắt như trước nữa. Bản 3,5" cho máy bàn, Bản 2,5" dành cho laptop thường, ngoài ra còn bản 1,8" cho laptop mỏng nhẹ (nhưng loại này thì ít phổ biến hơn).

    SATA.jpg

    Cái hay của SSD theo chuẩn 2,5" hoặc 3,5" đó là bạn có thể nhanh chóng thay thế nó vào chiếc máy tính hiện tại đang chạy ổ cứng của mình mà không cần làm thêm bất kì thứ gì, cũng chẳng phải mua thêm linh kiện phần cứng nào cả. Ngay lập tức bạn sẽ có tốc độ nhanh hơn rất nhiều, quá tuyệt vời. Chiếc MacBook Pro đời 2009 của mình thay HDD 2,5" bằng SSD 2,5" xong thì chạy nhanh chóng mặt, hiệu quả còn hơn cả khi thay RAM 4GB thành 8GB. Nhiều người nghịch cỡ @cuhiep còn thay luôn SSD 2,5" vào các ổ cứng di động để tăng tốc độ nữa đấy, và tự làm luôn chứ chẳng cần phải mang ra tiệm (nhưng không khuyến khích, hư thì ráng chịu à nha).

    Anh em lưu ý, SSD 2,5" hiện tại có hai loại phổ biến phân biệt theo chiều cao của ổ đĩa: 7mm và 9,5mm. Kích thước 9,5mm là loại phổ biến, xài trong rất nhiều laptop hiện nay và cũng rất dễ kiếm ổ SSD thay thế. Loại 7mm chuyên dùng cho các máy tính mỏng nhẹ, kiểu như Ultrabook chẳng hạn. Loại này mình thấy hơi khó kiếm ổ thay thế ở các cửa hàng Việt Nam.

    SSD mSATA

    SSD mSATA có kích thước chỉ bằng 1/8 ổ SSD 2,5" và đang được xài khá nhiều làm ổ chính trong các Ultrabook hoặc làm ổ cứng thứ hai trong những chiếc laptop cấu hình cao. SSD loại này sử dụng cổng kết nối tên là mSATA, viết tắt cho chữ miniSATA. Anh em chắc cũng đoán được rồi, đây là cổng SATA nhưng được thu nhỏ lại để phù hợp với những chiếc máy tính mỏng nhỏ nhẹ.

    Nhìn bên ngoài, cổng mSATA rất giống với cổng Mini PCI Express (mPCIe), tuy nhiên chúng không bắt buộc là phải tương thích với nhau về mặt điện tử và truyền dữ liệu. Ngoài ra máy tính cũng phải có con chip điều khiển mSATA chứ không thể xài chip PCI Express được. Vì lý do này, sẽ chỉ an toàn nhất khi bạn gắn SSD mSATA vào một chiếc máy tính đã có sẵn cổng mSATA mà thôi. Một số máy tính dùng CPU Sandy Bridge, chẳng hạn như dòng Lenovo ThinkPad T, W, X năm 2011, có thể thay card mạng gắn trong khe PCIe bằng mSATA được, tuy nhiên bạn nên kiểm tra kĩ tài liệu của nhà sản xuất để khỏi phí tiền.

    mSATA.jpg

    Cần lưu ý, SSD mSATA cũng có 2 loại nhỏ hơn: m50 (50mm) và m30 (27mm), tương ứng với chiều dài của ổ. Mình thấy loại m50 xuất hiện trong nhiều laptop hơn, loại m30 thì hơi hiếm một chút. Ở các cửa hàng tin học tìm ổ m50 cũng dễ mua hơn là loại còn lại. Tại Việt Nam kiếm SSD mSATA không khó, bản 256GB giá cỡ 2 triệu đồng trở lên tùy hãng và tùy model, bạn có thể mua được hàng chính hãng Plextor, Transcend ở các cửa hàng.

    Lưu ý: Một số hãng máy tính dùng mSATA với chiều dài tùy biến, cái này thì khá là khó để tìm hàng thay thế hay nâng cấp lên dung lượng cao hơn.

    SSD M.2

    Năm 2012, một chuẩn form factor SSD mới nữa được giới thiệu với tên Next Generation Form Factor (NGFF), sau đó được đổi tên thành M.2. Cấu hình M.2 cho phép nhiều chiều dài bo mạch khác nhau, hỗ trợ cả giao tiếp SATA, PCIe lẫn USB nhưng chiều ngang thì chỉ cỡ một miếng singum mà thôi. Và bởi vì kích thước nhỏ như vậy nên đương nhiên SSD M.2 cũng được xài cho các máy tính nhỏ mỏng nhẹ từ năm 2012 dài cho đến nay.

    M.2 không chỉ được dùng cho SSD, nó còn được sử dụng các card mạng, Bluetooth gắn trong nữa. Vậy nên M.2 cũng có nhiều loại lắm, được gọi là Key. Mời anh xem bảng bên dưới cho dễ hình dung.


    Anh em thấy là phần kích thước chúng ta có những con số bao gồm 4 hoặc 5 chữ số. Đây thực chất là kích thước dài rộng của card đấy:
    • 2 chữ số đầu tiên: chiều rộng của card đo bằng milimet
    • 2 chữ số kế tiếp: chiều dài của card đo bằng milimet
    • 1 chữ số kế tiếp: phần thập phân của chiều dài
    Ví dụ: module Wi-Fi M.2 A-Key có kích thước 1630, tức là rộng 16mm và dài 30mm. Đơn giản mà đúng không? Các module SSD M.2 có kích thước dài và rộng hơn.

    M2.jpg

    Hiện tại tất cả các loại M.2 đều cho phép dùng 2 lane PCI Express, tuy nhiên chúng cũng tương thích với các kết nối khác nữa như trong bảng trên. Anh em cũng thấy là SSD của chúng ta chủ yếu dùng loại B và M để có tính tương thích cao nhất do chúng có thể gắn vào cả khe mSATA và khe PCIe x2. Những SSD nào dùng loại M thì có tốc độ cao hơn, đắt tiền hơn do chỉ mỗi loại này mới có thể dùng 4 lane PCIe.

    Nói thêm về vụ SSD M.2 dùng PCIe, chúng thường cho tốc độ cao hơn so với SSD SATA. Lý do? Theo Asus, PCIe có kết nối trực tiếp vào CPU nên dữ liệu sẽ được trao đổi rất nhanh, trong khi đó ổ SATA phải đi qua một bộ điều khiển trung gian nên làm tăng độ trễ. Thực tế thử nghiệm các laptop chạy SSD PCIe cũng cho kết quả vô cùng ấn tượng. Nếu bạn build máy tính để bàn, M.2 hay hơn so với SATA ở chỗ bạn không cần cáp nguồn và cáp data riêng biệt, tức là thùng máy của bạn sẽ gọn gàng hơn, nhất là với những chiếc miniPC.

    Dạo một vòng quanh mấy cửa hàng bán đồ tin học thì mình thấy SSD M.2 2280 là loại được nhiều nơi bán, chúng ta có thể tìm mua khá dễ dàng. Tuy nhiên, giá của chúng hơi cao một chút so với SSD 2,5" hay SSD mSATA, ổ 128GB dao động từ 1,2 đến 1,4 triệu đồng tùy hãng sản xuất, ổ 256GB thì đắt hơn, loại 512GB hơi khó kiếm nhưng cũng có, giá khoảng 4,5 triệu đồng. Đây là đồ chính hãng, hàng xách tay thì thường rẻ hơn.

    SSD U.2

    Chuẩn SFF-8639 được đổi tên thành U.2, đây cũng là một chuẩn SSD cỡ lớn tuy nhiên tốc độ tối đa của nó có thể lên tới 10Gbps, không phải chỉ 6Gbps như SATA III. Điểm khác biệt này là do U.2 không dùng SATA mà dùng kết nối PCIe 3.0 x4 (4 lane) giống như M.2 nên nhanh hơn nhiều. Vì U.2 có kích thước lớn hơn M.2 nên người ta có thể nhét thêm nhiều chip flash vào bên trong, tức là sẽ dễ tăng dung lượng lên hơn so với ổ M.2. Như bạn có thể thấy trong hình bên dưới, ổ U.2 còn có thể được thiết kế để tản nhiệt tốt hơn. Một số mainboard có hỗ trợ cổng U.2 sẵn hoặc hỗ trợ thông qua adapter, tuy nhiên nó không phổ biến như là các chuẩn mà mình đã nói tới bên trên, chủ yếu trên các mainboard cho game thủ mà thôi.

    Ở Việt Nam mình chưa tìm ra chỗ bán ổ U.2. Anh em nào biết thì chia sẻ nhé.

    U2.jpg

    MacBook dùng cái gì?

    Với anh em dùng MacBook, xin chia sẻ với anh em vào thứ sau:

    LSI_blog-ssds-everything-image7-LR.jpg ​
    • Với MacBook Pro không có Retina và MacBook nhựa: chúng dùng ổ 2,5" nên nếu thay vào thì bạn sẽ phải mua SSD 2,5" 9,5mm.
    • Với MacBook Air đời đầu: nó có khay HDD 1,8" nên nếu thay thì phải kiếm SSD 1,8", rất khó để mua được
    • Với MacBook Pro Retina và MacBook Air: Apple dùng SSD tùy biến nên hơi khó kiếm để anh em tự thay. Các máy ra đời từ khoảng năm 2010 đến năm 2012 dùng SSD SATA tùy biến, từ năm 2013 tới nay dùng SSD PCIe nhưng cũng với kích thước tùy biến
    • Mac Mini: ổ SSD 2,5"
    • iMac: ổ SSD 2,5", những model mới hỗ trợ Fusion thì có thêm ổ SSD PCIe tùy biến
    Như vậy, nếu anh em dùng MacBook Pro và MacBook Air mới thì việc thay ổ SSD sẽ hơi cực do Apple toàn dùng form factor tùy biến của họ mà thôi, không xài chung mSATA hay M.2 gì cả. Ngay cả ổ cho đời 2012 cũng khác so với đời 2013 trở về sau, lại càng làm phức tạp thêm vấn đề. Chính vì thế, để thay ổ cho máy Mac thì chủ yếu anh em phải kiếm hàng xách tay, đặt hàng từ nước ngoài về hoặc đi săn hàng tháo lắp từ máy cũ ra mà thôi. Giá tất nhiên cũng không rẻ, nhưng ít nhất là vẫn thay được chứ không bị hàn chết nên cũng đỡ.

    OWC_SSD.jpg

    Về hàng 3rd party dành cho MacBook, anh em có thể tham khảo ổ SSD của OWC và Transcend. Hai công ty này có làm SSD thay thế cho MacBook với dung lượng đa dạng từ 128GB dài cho đến tận 1TB, tùy giá tiền mà anh em có thể chọn mua cho phù hợp. Bản SSD OWC PCIe dành cho MacBook Pro và MacBook Air 480GB có giá 350$, 1TB thì 597$.

    copy từ tinhte

    1/3/16

    on Leave a Comment

    [Windows, OS X] Chúng ta có cần phải chạy defragment máy tính thường xuyên nữa hay không?

    Giải phân mảnh ( defragment) là một việc làm hết sức quen thuộc với anh em xài Windows, đặc biệt là trên các máy cũ sử dụng HDD. Thậm chí việc giải phân mảnh ổ đĩa định kì còn được "khuyên dùng" sau mỗi vài tháng hay vài tuần như một cách giúp tăng tốc hệ thống. Nhưng điều này có luôn đúng hay không? Vì sao chúng ta phải giải phân mảnh? Có thật là người dùng OS X hay Linux không bị phân mảnh HDD? Và nếu bạn xài những bản Windows hiện đại như Windows 7, Windows 8 hay Windows 10 thì việc chạy defragment thường xuyên có còn cần thiết?

    Phiên bản ngắn gọn:

    • Sự phân mảnh diễn ra khi file bị cắt thành nhiều khúc nằm rải rác trên HDD khiến việc truy xuất bị chậm
    • Windows 7 trở lên có cơ chế chống phân mảnh tự động rất tốt, không cần quan tâm nhiều, trừ khi máy rất chậm
    • OS X và Linux cũng có cơ chế chống phân mảnh tốt, cũng không cần quan tâm thường xuyên
    • HDD nên được giải phân mảnh, nhưng SSD thì không

    1. Vì sao phải giải phân mảnh?

    Ổ đĩa cứng của chúng ta bao gồm các phiến đĩa từ tính bên trong. Trên mỗi đĩa như thế có nhiều vòng tròn chứa dữ liệu, gọi là track. Mỗi track lại được chia tiếp thành những đoạn nhỏ hơn, gọi là sector. Sector là đơn vị nhỏ nhất dùng để lưu dữ liệu trên HDD, và với định dạng NTFS phổ biến hiện nay là một sector có khả năng chứa được tối đa 4KB. Ví dụ, bạn có một file Word dung lượng 40KB thì Windows sẽ sử dụng 10 sector để chứa nó, cứ như vậy mà nhân lên.

    Sector_track.
    10 sector này đôi khi sẽ nằm cạnh nhau, và file của bạn lưu xuống HDD sẽ nằm gọn trên 10 sector này. Nhưng sau đó bạn mở file ra, chèn thêm 1 tấm ảnh vào rồi nhấn save tiếp, tức là dung lượng file của chúng ta giờ đã tăng lên. Lúc này, hệ điều hành sẽ xem thử xem sector nằm liền kề có còn trống hay không, nếu trống và đủ dung lượng để chứa phần dôi ra thì nó ghi vào.

    Nhưng không may là trong hầu hết các trường hợp, đoạn trống liền kề này không đủ để chứa phần dung lượng mới tăng thêm của file. Chính vì thế, hệ điều hành sẽ phải cắt file thành nhiều khúc nhỏ và kiếm sector trống nằm ở khác để lưu xuống. Bạn sẽ không thấy được quy trình nói trên, thứ mà bạn thấy vẫn chỉ là 1 file duy nhất, 1 file hoàn chỉnh, nhưng khi nó lưu trên HDD thì nó nằm ở hai vị trí khác nhau, thậm chí là ở 2 phiến đĩa khác nhau.

    Giờ bạn lại mở file này ra để xem. Lúc này, hệ điều hành phải "huy động" đầu đọc của HDD đến loạt 10 sector đầu tiên, sau đó lại mất thêm thời gian tìm và đọc tiếp phần còn lại đang nằm rải rác đâu đó trên phiến đĩa. Rõ ràng công đoạn này sẽ mất thời gian hơn so với việc đọc các sector nằm liên tục nhau. Đây là lý do mà tình trạng phân mảnh khiến hệ thống của chúng ta chậm hơn so với trước.

    Phan_manh.

    Để giải quyết vấn đề này, người ta đưa ra các công cụ giải phân mảnh (defragmentation). Những công cụ này sẽ cố gắng sắp xếp các sector đang bị phân bổ rải rác của cùng 1 file nằm lại sát nhau nhất có thể. Trong trường hợp lý tưởng, 1 file nằm ở 2-3 nơi có thể được di chuyển về 1 nơi duy nhất trên các sector nằm liên tục. Vậy là đầu đọc của HDD sẽ hoạt động hiệu quả hơn, nhanh hơn, tốc độ mở file và truy xuất của chúng ta từ đó cũng nhanh hơn.

    Với SSD, cách ghi dữ liệu theo từng "khúc" cũng gần giống như trên. Tuy nhiên, SSD lại sử dụng điện để truy xuất dữ liệu ở các ô nhớ của mình nên tốc độ cực kì nhanh ngay cả khi các ô đó nằm xa nhau, không như HDD phải chậm chạp di chuyển đầu kim đến đúng chỗ thì mới bắt đầu đọc. Chính vì thế, nhiều chuyên gia, trong đó có cả Microsoft, nói rằng việc phân mảnh hầu như không gây ra tác động gì đến các máy chạy SSD cả. Thậm chí Windows 7 trở lên còn tắt luôn tính năng giải phân mảnh cho các phân vùng nằm trên SSD.

    Việc giải phân mảnh trên SSD thậm chí còn làm hại ổ lưu trữ của bạn do SSD chỉ có khả năng ghi dữ liệu với một số lần nhất định. Quá trình giải phân mảnh SSD sẽ xóa và ghi lại các file vào vị trí phù hợp, và điều này sẽ làm mất đi các lần ghi mà đáng ra chúng ta có thể xài để lưu file hữu ích hơn. Nhưng cũng không quá lo lắng, thường tuổi thọ của SSD từ các hãng uy tín rất cao và bạn có thể thoải mái xài 4-5 năm trời mà không bị gì.

    2. Cách hoạt động của Windows

    Để quản lý ổ đĩa, Windows cần phải biết định dạng file system của ổ hay phân vùng đó. Hiện tại phổ biến nhất là NTFS, sau đó đến FAT32 cũ hơn. Khi bạn lưu một file nào đó lên phân vùng FAT, dữ liệu sẽ được lưu ở đoạn sector gần nơi bắt đầu đĩa nhất. Khi bạn lưu file thứ hai, file này sẽ nằm ngay kế sector kết thúc của file đầu tiên, mà nói bình dân là lưu "sát đít" luôn. Do giữa hai file này không có chỗ trống dự phòng, nếu bạn chỉnh sửa file số 1 khiến nó tăng dung lượng lên thì chắc chắn Windows sẽ phải đi kiếm sector khác để lưu, vậy là bị phân mảnh.

    fat_sector.
    File trong FAT được ghi liền kề nhau, không chừa khoảng trống​

    Trong khi đó, định dạng NTFS thì thông minh hơn. Nó tạm ra những sector trống với vai trò là vùng đệm xung quanh các file mà bạn đã lưu xuống để lỡ bạn có chỉnh sửa gì thì vẫn còn chỗ cho file phình ra. Tất nhiên, sự thông minh này cũng chỉ ở một mức độ nào đó nên NTFS vẫn bị phân mảnh theo thời gian mặc dù tình trạng không nghiêm trọng như FAT. Nếu bạn hay kiểm tra công cụ defragment của Windows 7 thì thường thấy báo là 0% bị phân mảnh, tức là rất tốt, và mọi chuyện lại còn diễn ra hoàn toàn tự động nữa chứ. Lần cao nhất mà mình thấy là bị 5% phân mảnh, ngay cả khi đó chiếc laptop của mình vẫn chạy ngon và không gặp vấn đề gì.

    Trong các bản Windows cũ, từ XP trở về trước, chúng ta thường chạy giải phân mảnh bằng công cụ có sẵn của Windows và buộc phải chạy thủ công. Từ Windows 7 trở về sau, Windows đôi khi sẽ chạy giải phân mảnh tự động ở background và không cho chúng ta biết (thường vào khoảng 1 giờ sáng thứ Tư hàng tuần). Nó cứ âm thầm làm việc để hạn chế việc bị phân mảnh ở mức nhiều nhất có thể. Bản thân Windows cũng được trang bị các thuật toán mới hơn để tình trạng phân mảnh luôn được giữ ở mức hạn chế nhất.

    Windows_7_auto_defrag. ​

    Và như đã nói ở trên, từ Windows 7 trở lên thì Windows sẽ tắt giải phân mảnh với các phân vùng nằm trên SSD vì nó không có tác dụng gì. Ổ SSD còn có chức năng TRIM, nó là một lệnh giúp hệ điều hành biết được ô dữ liệu nào được xem là không còn xài nữa và xóa đi để sẵn sàng ghi dữ liệu mới lên. TRIM được cho là giúp ổ cứng ít bị phân mảnh hơn.

    3. Cách hoạt động của Linux và OS X

    Linux sử dụng các định dạng file system như ext2, ext3 và ext4 làm mặc định, và hiện ext4 là chuẩn được áp dụng cho hầu hết các bản Linux hiện đại. Định dạng ext hay ở chỗ nó ghi file mới nằm rải rác ở khắp HDD, do đó xung quanh mỗi file sẽ có nhiều không gian trống hơn để chứa phần dữ liệu mới phình ra. Khi một file được chỉnh sửa và dung lượng tăng lên, thường thì sẽ có đủ chỗ trống để ghi vào các sector nằm liên tục hoặc gần nhau.

    Trong trường hợp sự phân mảnh có diễn ra do dung lượng file sau khi chỉnh sửa tăng lên quá nhiều, hệ điều hành sẽ cố gắng sắp xếp lại dữ liệu ngay lúc đó nên tình trạng phân mảnh không bị kéo dài và chất đống theo thời gian. Với cách hoạt động như thế này, khi HDD càng đầy dữ liệu thì tình trạng phân mảnh càng diễn ra nặng hơn nhưng cũng không quá nghiêm trọng vì file system đã được thiết kế kỹ cho tình trạng này. Chính vì thế mà người dùng Linux hiếm khi phải giải phân mảnh ổ cứng.

    Về phần OS X của Apple, định dạng file system HFS+ cũng được thiết kế theo kiểu chống sự phân mảnh. Nó sẽ không sử dụng lại những vùng dung lượng vừa được giải phóng trên HDD. Thay vào đó, HFS+ sẽ quét ổ đĩa để tìm những vùng trống lớn hơn và dành những vùng này để chứa các file mới tạo ra. OS X còn có một tính năng gọi là Hot File Adaptive Clustering (HFC). HFC sẽ di chuyển những file dạng chỉ đọc (read only) và các file thường dùng sang một khu vực riêng gọi là "hot zone". Vùng này sẽ giúp dữ liệu được truy xuất nhanh hơn. Tuy nhiên, các chức năng chống phân mảnh nói trên sẽ chỉ tỏ ra hiệu quả khi dung lượng trống thấp hơn 90%.

    Nói như vậy không có nghĩa là OS X không bao giờ bị phân mảnh. Những người nào thường làm việc với các file lớn cỡ trên 1GB, ví dụ file dự án, file video,... thì có thể cần phải defrag định kì. Ngay cả nhân viên của Apple Store trước đây cũng được trang bị phần mềm iDefrag để sẵn sàng giải phân mảnh cho máy tính của khách hàng khi cần thiết. Nhưng nhìn chung, trừ khi máy bạn rất rất rất chậm và đã thử hết mọi cách mà vẫn không cải thiện thì mới cần nghĩ đến việc giải phân mảnh.

    iDefrag.

    Tóm lại, với Linux và OS X, tình trạng phân mảnh cũng có xảy ra, tuy nhiên hiếm hơn so với Windows, và nếu có thì cũng không nghiêm trọng. Cũng như Windows, SSD không cần phải giải phân mảnh trên Linux và OS X.

    4. Kết luận

    Ngày nay tình trạng giải phân mảnh đã không còn nghiêm trọng như thời 7-8 năm về trước, một phần vì hệ điều hành đã được cải tiến, file system cũng trở nên thông minh hơn, các công cụ giải phân mảnh cũng đã chạy tự động nên chúng ta không còn phải quá lo lắng về nó. HDD của chúng ta dung lượng cũng lớn hơn nên việc thiếu chỗ lưu trữ vì phân mảnh cũng chẳng đáng kể. Ổ SSD thì lại càng không nên chạy giải phân mảnh do nó chẳng có tác dụng mấy, lại còn làm hại tuổi thọ hơn.

    Do đó, bạn nên:
    • Với Windows XP: giải phân mảnh định kì, có thể là 1-2 tháng một lần
    • Với Windows 7, 8, 10: giải phân mảnh đã chạy tự động, trừ khi bạn cảm thấy máy quá chậm hay tỉ lệ phân mảnh rất cao thì hãy chạy defragment, còn nếu máy đang bình thường thì hãy quên nó đi
    • Linux và OS X: hiếm khi bị phân mảnh, cũng quên nó luôn.
    copy từ: tinhte.com

    27/2/16

    on Leave a Comment

    Làm thế nào để chuyển dữ liệu từ iPhone sang Android?

    Nếu như trong bài trước, chúng tôi đã hướng dẫn các bạn cách chuyển dữ liệu từ Android sang iPhone thì hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn làm ngược lại, đó là chuyển từ iPhone sang Android. Điều duy nhất bạn cần làm trước khi thực hiện các bước chuyển dữ liệu là tạo cho mình một tài khoản Google.

    Sao lưu danh bạ

    Dù dùng bất kỳ điện thoại nào, có lẽ dữ liệu quan trọng nhất cần sao lưu khi chuyển đổi chính là danh bạ. Ở các phiên bản trước của iTunes, dữ liệu này trên iPhone có thể dễ dàng được đồng bộ với tài khoản Google, song sự thuận tiện này đã bị Apple từ bỏ trong các phiên bản iTunes mới đây. Bởi vậy, chúng ta buộc phải dùng một cách phức tạp hơn, đó là sao lưu thông qua iCloud.
    Bước 1: Đồng bạ danh bạ vào iCloud
    Vào Cài đặt > iCloud và đăng nhập tài khoản iCloud của bạn. Kéo xuống "Danh bạ" và bật tính năng tự động đồng bộ danh bạ lên iCloud.
    Đồng bộ danh bạ vào iCloud
    Bước 2: Xuất danh bạ dưới dạng tập tin vCard:
    Sau khi mọi địa chỉ liên lạc đã được đồng bộ lên iCloud, bạn cần mở máy tính và truy cập vào trang chủ iCloud, rồi đăng nhập bằng tài khoản iCloud của mình.
    Nhấn vào mục Danh bạ và chọn các địa chỉ liên lạc mà bạn muốn sao lưu sang thiết bị Android.
    Nhấn vào Danh bạ
    Tiếp theo, nhấn vào nút Actions Menu (biểu tượng bánh răng cưa ở góc dưới bên trái) rồi lựa chọn "Xuất vCard" và tải về tập tin vCard trên máy tính.
    Xuất vCard
    Bước 3: Nhập tập tin vCard vào tài khoản Google:
    Truy cập vào Google Contacts preview, lựa chọn Nhập danh sách liên hệ ở khung bên trái và chọn đường dẫn tới tệp vCard bạn vừa lưu trên máy tính.
    Nhập danh sách liên hệ
    Cuối cùng, bạn chỉ việc mở thiết bị Android và đồng bộ danh bạ trên tài khoản Google xuống là mọi quá trình sao lưu danh bạ đã được hoàn tất.
    Đồng bộ danh bạ trên Gmail

    Sao lưu lịch sự kiện

    Ở mục này, chúng ta vẫn tiếp tục dùng iCloud và tài khoản Google như một công cụ trung gian để chuyển dữ liệu giữa iOS và Android. Cụ thể, bạn cần làm theo các bước sau:
    Bước 1: Đồng bộ lịch sự kiện vào iCloud
    Vào Cài đặt > iCloud, đăng nhập và bật tính năng tự động đồng bộ trong "Lịch".
    Đồng bộ Lịch vào iCloud
    Bước 2: Xuất dữ liệu lịch sự kiện dưới dạng tập tin
    Truy cập vào đường dẫn trang chủ iCloud và đăng nhập. Nhấn vào biểu tượng"Calendar" và chọn tính năng "Chia sẻ lịch" ở ngay bên cạnh tên của lịch sự kiện mà bạn muốn xuất dữ liệu. Khi Popup mới xuất hiện, tích vào "Lịch chung"và sao chép dòng URL xuất hiện bên dưới.
    Chia sẻ Lịch
    Dán URL này vào một tab mới trong trình duyệt web, thay đổi webcal:// thành http:// và nhấn Enter. Lúc này, tập tin có chứa dữ liệu lịch của bạn sẽ được tải về máy tính.
    đổi webcal:// thành http://
    Bước 3: Nhập tâp tin vào tài khoản Google
    Truy cập vào Google Calendar, nhìn sang "Other Calendars" ở khung bên trái và nhấp vào mũi tên bên phải của nhãn này. Chọn "Import Calendar" và chỉ đường dẫn tới tệp dữ liệu lịch sự kiện bạn vừa lưu trên máy tính.
    Chọn Import Calendar
    Cuối cùng, tương tự như mục (1), đồng bộ tài khoản Google với thiết bị Android để hoàn tất quá trình.

    Sao lưu ảnh 

    Sau danh bạ, sự kiện thì những bức ảnh và video đã ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ trên chiếc điện thoại cũ cũng là một trong những điều mà người dùng quan tâm và muốn chuyển sang chiếc điện thoại mới. Có rất nhiều cách để chuyển dữ liệu ảnh giữa 2 thiết bị, song phương pháp đơn giản nhất chính là kết nối cả 2 với cùng một chiếc máy tính (hay laptop).
    Bước 1: Copy ảnh, video từ iPhone sang máy tính
    Kết nối iPhone với máy vi tính thông qua cổng USB bằng cáp của má. Tiếp theo, vào My Computer. Ở mục Portable Devices, click phải chuột vào iPhone và chọn Import Pictures And Videos để máy tính quét toàn bộ hình ảnh và video có trong điện thoại.
    Import pictures and videos
    Sau khi hoàn tất, nhấn vào chữ Import để sao chép toàn bộ dữ liệu quét được vào máy. Thường thì thư mục My Pictures sẽ được chọn làm thư mục chứa mặc định.
    Nhấn Import 
    Bước 2: Chuyển dữ liệu từ máy tính sang thiết bị Android
    Truy cập vào thư mục chứa ảnh và video mà bạn vừa sao lưu từ iPhone trên máy tính và Copy những dữ liệu bạn muốn sao lưu sang thiết bị Android.
    Chuyển dữ liệu từ máy tính sang Android
    Sau đó, kết nối điện thoại Android với máy tính qua cổng USB và truy nhập vào thư mục hình ảnh của máy (thường là thư mục DCIM), click chuột phải, chọnPaste. Công đoạn này hoàn tất chính là lúc mọi bức ảnh và video yêu thích của bạn xuất hiện trên chiếc điện thoại mới.

    Sao lưu thư viện âm nhạc

    Để đồng bộ thư viện bài hát từ máy iOS sang các thiết bị sử dụng nền tảng hệ điều hành khác là một công đoạn vô cùng khó khăn. Bởi thông thường, khi bài hát được tải hoặc dùng iTunes để đưa vào iPhone hoặc iPad thì chúng đã được mã hóa theo quy tắc riêng để phù hợp với nền tảng hệ điều hành iOS (chứ không ở dạng nguyên bản như các hệ điều hành khác). Do đó, hiện vẫn chưa có cách tối ưu nhất sao cho đỡ "mất sức" khi cần sao lưu thư viện âm nhạc theo chiều ngược lại. Chúng ta chỉ có thể dùng cách "thủ công" với phần mềm CopyTrans như sau:
    Bước 1: Đồng bộ thư viện âm nhạc từ iPhone sang máy tính
    Tải và cài đặt phần mềm CopyTrans về máy tính. Kết nối iPhone với máy tính qua cáp và đợi CopyTrans nhận thiết bị. Tiếp theo, chọn Manual backup và lựa chọn những bài hát bạn muốn đồng hộ. Ở mục Back up to, nhấn vào Folder để chọn nơi bạn sẽ lưu dữ liệu nhạc đồng bộ trên máy tính và ấn Start Backup.
    Nhấn Start Backup
    Bước 2: Chuyển tệp chứa các bài hát sang thiết bị Android
    Bạn chỉ việc kết nối máy Android với máy tính. Sau đó, sao chép thư mục bạn vừa lưu nhạc từ bước 1 vào thiết bị Android và đợi quá trình được hoàn tất.

    Sao lưu lịch sử duyệt web (bookmarks)

    Bookmarks giúp ta không tốn công ghi nhớ hay phải tìm kiếm và gõ lại từng địa chỉ, từng tài khoản trong suốt quá trình duyệt web, đem lại tiện lợi vô cùng lớn. Để đồng bộ bookmark giữa 2 thiết bị bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:
    Bước 1: Đồng bộ bookmark từ Safari lên iCloud
    Vào Cài đặt > iCloud. Đăng nhập tải khoản iCloud và bật tính năng đồng bộ dữ liệu trình duyệt Safari.
    Đồng bộ dữ liệu Safari
    Bước 2: Đồng bộ bookmark từ iCloud sang Google Chorme (đã đăng nhập bằng tài khoản Google) trên máy tính
    Tải phần mềm iCloud Control Panel trên máy tính, cài đặt và đăng nhập bằng tài khoản iCloud. Sau đó, đánh dấu vào ô Bookmarks. Nhấn Options, chọn Chromevà ấn Apply.
    Chọn Chrome
    Khi được hỏi lựa chọn kết hợp bookmarks, nhấn Merge để tiếp tục. Máy sẽ yêu cầu tải về các phần mở rộng iCloud Bookmarks cho Google Chrome, chọnDownload để tải và cài đặt chúng.
    Click Merge
    Click Download
    Sau bước trên, lịch sử duyệt web của iPhone đã được đồng bộ với trình duyệt Chrome trên máy tính.
    Bước 3: Đồng bộ bookmark sang thiết bị Android
    Sang đến bước này, mọi quá trình gần như đã được hoàn tất. Giờ đây, bạn chỉ việc đăng nhập cùng tài khoản Google lên ứng dụng Google Chrome trên điện thoại Android. Chờ đợi quá trình đồng bộ kết thúc và hãy xem điều "kì diệu" xảy ra.
    copy: quantrimang
    Mrbaduong. Được tạo bởi Blogger.