15/9/15

on Leave a Comment

So sánh pin Li-ion và pin Li-Po

in Li-Ion và Li-Po có điểm chung cơ bản nhất là cả hai loại pin này đều có thể sử dụng sạc đi sạc lại nhiều lần. Được tạo thành từ các thành phần hóa học chính tương tự nhau. Nguyên lý của chúng đều dựa trên sự trao đổi lithium ion giữa các cực âm và dương làm bằng lithium carbon. Điểm khác nhau chính giữa hai loại pin này là cách các cell được chế tạo và loại chất điện phân được sử dụng trong mỗi loại pin.

Pin Li-ion

Lithium Ion (gọi tắt là Li-ion) tạo ra nguồn năng lượng pin mạnh hơn các loại pin cũ là NiMh và NiCd. Tính đến năm 2011, pin Li-ion đã chiếm tới 66% thị phần pin sạc tại thị trường Nhật Bản.

Pin Li-Ion sử dụng một chất lỏng dung môi hữu cơ như chất điện phân. Chất điện phân này có nhiệm vụ để trao đổi ion giữa các điện cực (anode và cathode) giống như bất kỳ loại pin nào. Điện phân hữu cơ này dựa trên dung môi rất dễ cháy và đó là lý do tại sao pin Li-Ion biến động hơn và có thể bắt cháy hoặc phát nổ nếu sử dụng sai. Pin Li-Ion thường được bọc trong một vỏ kim loại cứng (giống như một pin thông thường hơn) trọng lượng nặng hơn và không cho phép có nhiều tùy chọn khác nhau như hình dạng và kích thước.

Li-Ion là loại phổ biến nhất với pin sạc di động đang bán trên thị trường hiện nay. Thông thường các mẫu smartphone có thể tháo rời pin như của Nokia hay Samsung đều sử dụng cùng công nghệ này.

Pin Li-ion suy giảm chất lượng theo thời gian bất kể bạn dùng hay không dùng nó. Vì vậy khi mua pin, bạn cần được đảm bảo rằng pin mới được sản xuất. Bạn có thể sạc pin bất cứ lúc nào, đầy hay hết không quan trọng nhưng Pin sẽ giảm chất lượng sau mỗi lần sạc. đó là lý do tại sao các chương trình kiểm tra pin (Battery monitoring) trên máy tính xách tay đếm cả số lần sạc pin. Thường thì tuổi thọ của Pin khoảng 500 lần sạc, nhưng khi đó Pin chỉ còn 20-30% dung lượng so với ban đầu.


Asus Zenfone 2 sử dụng pin Li-Po

Pin Li-Po

Mới nhất hiện nay là loại pin Lithium Polymer (Li-Po), là thế hệ sau của Li-ion, được sản xuất lần đầu trong khoảng những năm 1995-1997.

Pin Li-Po không sử dụng chất điện phân dạng lỏng mà thay vào đó nó sử dụng chất điện phân dạng polymer khô, tương tự như một miếng phim nhựa mỏng, có dạng “lá” polymer, giúp pin “dẻo hơn” và nhẹ hơn so với pin Li-ion vốn sử dụng các “trụ” chứa hóa chất theo kiểu pin truyền thống.

Pin Li-Po được sử dụng rộng rãi trên các smartphone, máy tính bảng cao cấp như iPhone, iPad hay cả MacBook Pro thế hệ mới. Khả năng lưu trữ năng lượng của Li-Po là tốt nhất hiện nay và sự suy giảm khả năng lưu trữ năng lượng sau thời gian dài không sử dụng rất ít.  Lithium-Polymer rất lâu bị "chai" pin và người dùng có thể sạc bất kỳ khi nào mà không sợ chai pin dù cho dung lượng pin đang còn lại bao nhiêu %.

Do cấu tạo pin như vừa mô tả ở trên nên pin Li-Po luôn có trọng lượng nhẹ hơn và độ an toàn cao hơn pin Li-ion. Chính vì lẽ đó mà các smartphone đời mới hiện nay đều sử dụng pin Li-Po giúp giảm trọng lượng máy và tùy chỉnh kích thước cho phù hợp với không gian phía trong của máy.

Tóm lại:

Với pin Li-ion:

- Ưu điểm: Hiệu năng sử dụng tốt, giá thành hợp lý và cạnh tranh.
- Nhược điểm: Trọng lượng của pin nặng, thiết kế bị gò bó theo khuôn hình của cell Li-ion. Vỏ thường phải làm chất liệu cứng để bảo vệ pin tốt hơn do PIN chịu va đập kém và dễ cháy nổ khi nhiệt độ lên cao.

Với pin Li-Po:

- Ưu điểm: Hiệu năng sử dụng tốt hơn, lâu bị chai pin hơn, trọng lượng nhẹ hơn so với pin Li-ion cùng dung lượng. Pin có thể tùy biến nhiều hình dạng khác nhau. Thiết kế thời trang.
- Nhược điểm: Chi phí sản xuất cao dẫn tới các dòng pin Li-Po thường đắt hơn khoảng 30% - 40% so với pin Li-ion

 

theo: thegioididong.com

0 nhận xét:

Mrbaduong. Được tạo bởi Blogger.